Tên tự gọi:
Kmụ, Kưm Mụ
Tên khác:
Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh.
Nhóm địa phương:
Không có
Vùng cư trú:
Tây Bắc Bộ
Khu vực cư trú:
Các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu
Dân số (2019):
90612
% Dân số:
0.094%
Nhóm ngôn ngữ:
Môn - Khơ Me
Ngữ hệ:
Nam Á
Người Khơ Mú là một trong những dân tộc lâu đời nhất ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Họ chủ sống canh tác bằng hình thức du canh, du cư nương rẫy nên còn được gọi bằng biệt danh "Xá ăn lửa". Hình thức trao đổi chủ yếu là hàng đổi hàng, có vỏ ốc "kxoong" là vật ngang giá (tương tự tiền.)Trang phục truyền thống của phụ nữ Khơ Mú gồm khăn piêu đen đội đầu, áo 'cỏm' đen có hàng cúc hình chữ nhật (pam) hoặc hình bướm (pem) ở ngực, dây lưng, váy, xà cạp, cài đầu, xà tích... Ngày nay khăn piêu Khơ Mú có thể có thêm hoa văn chỉ thêu sặc sỡ do giao lưu văn hóa với người Thái. Nam giới mặc quần áo chàm, thường đội mũ nồi.